5 điểm đến du lịch nổi bật tại Mỹ Đức du khách không nên bỏ lỡ

5 điểm đến du lịch nổi bật tại Mỹ Đức du khách không nên bỏ lỡ

Với những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và nhiều làng nghề truyền thống độc đáo, huyện Mỹ Đức nằm ở phía nam của thủ đô Hà Nội sở hữu những điểm đến không thể bỏ qua khi nằm cách trung tâm thành phố khoảng 52 km di chuyển theo đường Quốc lộ 21B.

Với lợi thế tự nhiên cùng lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, khu vực này có tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ. Du khách có cơ hội được tận hưởng bầu không khí trong lành, được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, được khám phá những nét đẹp văn hóa độc đáo chỉ có tại nơi đây.

Những điểm đến dành cho khách du lịch không thể bỏ qua tại Mỹ Đức:

1. Chùa Hương

Chùa Hương, còn được gọi là Hương Sơn, là một quần thể văn hóa – tôn giáo của Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, các ngôi đền thờ Thần và các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đình đền chùa này là chùa Hương (tức chùa Trong) nằm trong động Hương Tích ở hữu ngạn sông Đáy.

Chùa  có lịch sử từ thế kỷ 15, được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, được mệnh danh là “vùng đất thiêng” với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và kiến trúc đền chùa độc đáo.

Lễ hội tại Chùa Hương

 2. Hồ Tuy Lai

Hồ Tuy Lai thuộc quần thể Tuy Lai rộng hơn 26 km², bao gồm nhiều hệ sinh thái phong phú như sông, núi, đá vôi, hang động và thung lũng, được ví von là “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” với khoảng 20 ngọn núi lớn nhỏ, hồ nước bao quanh và thảm thực vật đa dạng.

Hồ Tuy Lai được mệnh danh là “Hạ Long thu nhỏ”

3. Khu du lịch hồ Quan Sơn

Khu du lịch hồ Quan Sơn là một quần thể gồm hồ nước, núi non và rừng cây có diện tích lên đến 850 ha, được biết đến với phong cảnh nên thơ và hữu tình. Không chỉ mang vẻ đẹp của tự nhiên, trong hành trình khám phá quần thể hồ Quan Sơn, du khách còn có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của các di tích lịch sử và văn hóa.

Phong cảnh thơ mộng tại hồ Quan Sơn

4. Làng nghề múa rối xưa Tế Tiêu

Làng nghề múa rối xưa Tế Tiêu  có lịch sử hình thành từ hơn 400 năm trước. Năm Hưng Phúc 1573, một vị quan tên là Trần Triều Đông Hải đã về Tế Tiêu khai khẩn đất hoang, lập làng, dạy dân làng cày cấy và sáng tạo ra nghề rối.

Múa rối cạn Tế Tiêu được biết đến như một nghệ thuật “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật truyền thống. Nhân vật rối cạn Tế Tiêu có nét tạo hình ngộ nghĩnh, thô mộc, màu sắc rực rỡ và đậm chất dân gian.

Nhân vật rối cạn Tế Tiêu được nghệ nhân chế tác rất tỉ mỉ và tạo hình độc đáo

5. Làng nghề thêu mây tre đan thôn Trê

Làng nghề thêu mây tre đan thôn Trê có lịch sử hình thành từ năm 1976, khi một số giáo viên của Trường Thủ công mỹ nghệ Hà Tây đã đến dạy nghề cho một số lao động, nổi tiếng với nghề thêu tay trang trí hoa văn kết hợp tinh tế nghệ thuật thêu và nghệ thuật đan mây tre cho ra đời những tác phẩm đọc đáo.

Không chỉ nổi tiếng với nghề Thêu, thôn Trê còn phát triển làng nghề mây tre đan
Gọi ngay
chat-active-icon
chat-active-icon