Định hướng phát triển Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới của cả nước

Phát triển Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới của Việt Nam

Thanh Hóa có vị trí chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng của Bắc Trung bộ và cả nước. Tỉnh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời và nhiều tiềm năng phong phú. Với các giải pháp đồng bộ, toàn diện, những năm gần đây Thanh Hóa đã và đang nổi lên là điểm sáng trong phát triển kinh tế – xã hội… với hiện thực hoá khát vọng thịnh vượng.

Định hướng phát triển Thanh Hóa đến 2030 tầm nhìn 2045

Ngày 5/8/2020 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết 58 được ban hành với mục tiêu xây dựng Thanh Hóa phát triển toàn diện. Trong tương lai, Thanh Hóa sẽ trở thành tỉnh kiểu mẫu với 9 nội dung quan trọng. Dựa trên các tiềm năng thế mạnh, vị trí kết nối thuận lợi cả trong nước và quốc tế. Thanh Hóa sở hữu quỹ đất rộng lớn, nhân lực dồi dào, bờ biển dài, giao thông đa dạng. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế – xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh. Đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

Trong mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới của cả nước. Ngành công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng. Các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và logistic là đột phá. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh hướng đến năm 2030 GDP đạt gần 9000 USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ USD. Đẩy mạnh tỷ lệ đô thị hóa đạt 50% trở lên. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội là cơ sở để tỉnh phát huy vai trò là cực tăng trưởng mới. Nội dung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền.

Định hướng phát triển Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới của cả nước
Một góc Thanh Hóa. Ảnh: Internet

Cải thiện, phát triển kinh tế Thanh Hóa

Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Trên cơ sở đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù, phù hợp. Phát triển giáo dục, đào tạo khoa học, công nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,… Từ đó tạo nền tảng trở thành trung tâm lớn của cả nước về giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tạo nền tảng để Thanh Hóa trở thành trung tâm lớn về văn hóa và thể thao của cả nước. Thực hiện tốt công tác tôn giáo và dân tộc.

Định hướng phát triển Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới của cả nướcSun Group đang vẽ nên bức tranh du lịch đa trải nghiệm tại xứ Thanh với những dự án điểm nhấn – Quảng trường Biển Sầm Sơn. Ảnh phối cảnh minh họa

Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Tăng cường hợp tác và hữu nghị với các địa phương của nước bạn Lào. Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch. Nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền.

Hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng

Ngày 3/2/2021, Nghị quyết số 13/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chương trình nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu tại Nghị quyết 58. Từ đó xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu, giải pháp cụ thể gắn với tổ chức kế hoạch theo lộ trình phù hợp. Nghị quyết đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025, tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm đạt 11% trở lên. Đến năm 2025, GRDP/người đạt 5.200USD trở lên. Kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 40% diện tích. Trong giai đoạn 2026 – 2030, tốc độ tăng trưởng GRDP phải đạt từ 9,2% trở lên. Thu ngân sách địa bàn tăng 7%, tổn đầu tư vốn trong 5 năm đạt 900 nghìn tỉ đồng.

Đến năm 2030 thu nhập bình quân đầu người gần 9.000 USD. Kim ngạch xuất khẩu là 15 tỷ USD , tỷ lệ đô thị hóa 50% trở lên. Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh và hiện đại, phát triển toàn diện, kiểu mẫu.

Định hướng phát triển Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới của cả nước

Sun Group đang vẽ nên bức tranh du lịch đa trải nghiệm tại xứ Thanh với những dự án điểm nhấ – Khu suối nước khoáng Quảng Yên. Ảnh phối cảnh minh họa

Xung lực đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới

Ngày 9/8/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định ban hành về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ và Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về việc thực thực hiện Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế gồm 5 trụ cột tăng trưởng và 6 hành lang kinh tế. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, trong đó chú trọng kinh tế biển và ven biển.

Từ đó cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Tạo đột phát trong phát triển kinh tế – xã hội và bền vững. Ngày 13/11/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 37 với mục tiêu phát triển tỉnh. Trong đó có những chính sách Trung ương bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho địa phương. Đồng thời các chính sách về phân cấp quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đất đai, quy hoạch, lâm nghiệp sẽ tạo sự chủ động, tăng tính trách nhiệm của địa phương, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đầu tư các dự án lớn.

Chiến lược phát triển Thanh Hóa

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn cho biết: “Nghị quyết 37 là sự thể chế hóa cao nhất, sinh động nhất Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị. Nhằm tạo ra xung lực mạnh mẽ đưa tỉnh trở thành một cực tăng trưởng mới. Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ tạo thành tứ giác phát triển phía Bắc của Tổ quốc.

Để hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, trong những năm tiếp theo, tỉnh sẽ phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng, lợi thế, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của tỉnh để phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững. Xem công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng, các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa”.

Thành tựu đạt được

“Đến nay, cùng với sự vươn dậy mạnh mẽ của đất nước, Thanh Hóa cũng ghi nhận nhiều đột phá. Tính riêng giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm đạt 11,2%. Ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm các tỉnh, thành phố. Quy mô kinh tế của tỉnh đứng thứ 8 cả nước và cao nhất trong các tỉnh Bắc Trung bộ. Thu ngân sách nhà nước bình quân hằng năm tăng 19%. Năm 2020 đạt 31.418 tỷ đồng, gấp 2,5 lần năm 2015, đứng thứ 11 cả nước. Toàn tỉnh thu hút được 1.205 dự án đầu tư trực tiếp với tổng vốn đăng ký đạt 147.360 tỷ đồng.

Năm 2021, đối mặt với nhiều thách thức, song Thanh Hóa vẫn đạt tốc độ GRDP 8,85%. Trở thành địa phương đứng đầu trong nhóm tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Đặc biệt, Thanh Hóa lần đầu tiên lọt top 3 tỉnh dẫn đầu cả nước về PAPI năm 2021”. – Chủ tịch tỉnh Thanh Hoá thông tin thêm.

Sự chuyển biến nhanh chóng của tỉnh trở thành động lực phát triển mô hình kinh doanh BĐS, trong đó đất nền là loại hình được quan tâm nhiều nhất. Hưng Thịnh Group xin gửi đến quý nhà đầu tư, quý đối tác danh sách nền đất Thanh Hóa siêu đẹp, đầy tiện ích với tiềm năng tăng giá, sinh lời vượt trội. Xem đất tại đây!

Theo Vietnamplus.vn

Gọi ngay
chat-active-icon
chat-active-icon