Lý giải sức hút mạnh mẽ của bất động sản khu công nghiệp

Lý giải sức hút mạnh mẽ của bất động sản khu công nghiệp

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2023, Việt Nam có 414 khu công nghiệp với 293 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Tổng diện tích các khu công nghiệp khoảng 89.000 ha và trải rộng từ Bắc vào Nam. Bất động sản công nghiệp được đánh giá là “điểm sáng” đầu tư trong năm 2024.

Bất động sản khu công nghiệp được cho là có nhiều động lực tăng trưởng trong bối cảnh nhiều dấu hiệu cho thấy làn sóng FDI đang diễn ra và sẽ “bùng nổ” trong giai đoạn sắp tới. Nhờ chính sách ưu đãi thuế cùng đà phát triển kinh tế ổn định qua các năm, Việt Nam là khu vực được các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên. Dòng vốn giải ngân FDI lũy kế vào Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số trong giai đoạn 2020-2023 trong bối cảnh thế giới gặp nhiều khó khăn và biến cố.

Bất động sản công nghiệp nằm trong phân khúc được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu.

Giá điện sản xuất tại Việt Nam thấp hơn 40-50% so với các quốc gia trong khu vực được coi là lợi thế thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, hóa chất. Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuế, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ Nhà nước cũng tạo điều kiện cho các dự án đầu tư tại khu công nghiệp gia tăng sức hấp dẫn của thị trường bất động sản công nghiệp.

Đặc biệt, nhu cầu thuê nhà kho, nhà xưởng đang gia tăng do hoạt động sản xuất, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Báo cáo SYNC Đông Nam Á dự báo thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt hơn 40 tỷ USD vào năm 2025, thúc đẩy nhu cầu kho bãi, logistics. Sallvies cho rằng Việt Nam là một trong thị trường có ngành logistics phát triển nhanh nhất trên toàn cầu với mức tăng trưởng lên tới 16% trong những năm gần đây. Nhờ các yếu tố thuận lợi, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp trên toàn quốc đạt trung bình khoảng 72%, chứng minh cho tiềm năng vượt trội của phân khúc bất động sản công nghiệp.

Thực tế, các khu công nghiệp tại Việt Nam cũng được đánh giá cao về hạ tầng, dịch vụ, nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất. Nhu cầu tiêu dùng nội địa đang tăng dần theo thời gian thúc đẩy sự mở rộng, phát triển các khu công nghiệp.

Tiềm năng phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp mở ra nhu cầu về nhà ở cho chuyên gia, nhân công và hạ tầng thương mại, dịch vụ. Kéo theo đó, xuất hiện làn sóng dịch chuyển của người lao động đến các địa phương có KCN “nóng” như TP.HCM, Bắc Ninh, Đồng Nai,… Bất động sản gần KCN trở thành tâm điểm thu hút các nhà đầu tư “săn đón” bởi tiềm năng sinh lời hấp dẫn.

Gọi ngay
chat-active-icon
chat-active-icon